Lễ cúng giỗ là ngày lễ được xem như là ngày tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình. Tuy nhiên ngày cúng giỗ có nhất thiết phải được tổ chức đúng ngày hay không? Cúng giỗ trước 2 ngày có được không? Có nên không? Sau đây hãy cùng nghetinh.info đi tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.
Lễ cúng giỗ là gì?
Lễ cúng giỗ là một lễ tưởng niệm nhằm tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân đã khuất trong gia đình. Đây cũng là dịp để con cháu trong nhà gặp mặt và ôn lại những kỉ niệm, truyền thống gia tộc, thăm viếng, động viên và chia sẻ cuộc sống của nhau.
Trong lễ cúng giỗ nên có mặt đầy đủ con cháu trong nhà, nếu con cháu đi làm xa hoặc ở xa thì có thể sắp xếp thời gian để về hoặc cách một năm về lần. Cần phải chuẩn bị lễ cúng giỗ thật chu đáo và không nên để xảy ra những tình huống không hay khiến ông bà, tổ tiên quở trách.
Cúng giỗ trước 2 ngày có được không? Có nên không?
Lễ cúng giỗ thường được tổ chức vào ngày nào? Trước hay sau ngày mất? Có người thì cho rằng nên tổ chức ngày cúng vào ngày mất, nhưng cũng có người cho rằng nên tổ chức lễ cúng giỗ vào ngày đang còn sống, tức là trước ngày mất. Vậy rốt cuộc thì nên tổ chức cúng giỗ vào ngày nào là phù hợp nhất?
Từ xưa đến nay mọi người đều có quan niệm “trẻ dôi ra, già rút lại”, cho nên nếu như người chết trẻ thì nên cúng giỗ vào đúng ngày chết còn nếu người già thì nên cúng trước một ngày. Tuy nhiên nếu trong gia đình có vấn đề gì gấp không thể thực hiện lễ cúng giỗ hoặc muốn dời ngày sang chủ nhật để con cháu về đông đủ hơn thì có thể dời ngày không? Cúng giỗ trước 2 ngày có được không?
Sau đại tường tức là sau khi mãn tang tất cả con cháu xong thì ngày cúng giỗ hàng năm có thể tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế mà có thể quyết định xê dịch tới hoặc lui một vài ngày sao cho thuận tiện, phù hợp nhất. Theo Phật giáo thì người chết trong tối đa 49 ngày sẽ tái sanh vào cảnh giới khác, việc cúng kỵ về sau với mục đích nhằm tưởng niệm người đã mất thì ngày giờ cúng bái có thể tùy duyên.
Những điều đại kỵ trong mâm cơm cúng giỗ
Vào ngày lễ cúng giỗ thì có một vài kiêng kỵ mà con cháu nên nắm vững và kiêng kỵ để không làm ảnh hưởng đến bầu không khí ngày giỗ cũng như không làm ông bà, tổ tiên, cha mẹ, những người đã khuất chê cười, quở trách. Sau đây là một số những điều đại kỵ vào ngày giỗ mà mọi người nên nắm rõ:
Không nêm nếm thức ăn, không ăn thử các món ăn sẽ đem lên bàn thờ, đây được cho là đại kỵ có thể gây tội, phạm úy đối với người đã mất.
Mâm cơm để cúng phải được đặt riêng ra, thức ăn phải được bày lên bát đĩa mới, không nên sử dụng chén đũa cũ thường ngày.
Trên mâm cơm cúng giỗ thì nên được đặt những món ăn còn sống, món gỏi, những món ăn có mùi tanh vì có thể làm ô uế khi tâm linh.
Không nên đặt hoa ly lên trên bàn thờ của người đã khuất, hoa ly là loài hoa biểu thị cho sự mất mát, chia ly và những tin buồn.
Không nên sử dụng các thức ăn đóng hộp, các món ăn đã đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ vì đây được xem như là thiếu thành ý.
Những điều cần lưu ý trong lễ cúng giỗ
Con cháu trong nhà nên ghi nhớ, lưu ý những điều sau đây để có thể tổ chức ngày giỗ được hoàn thiện và suôn sẻ nhất:
Trước ngày giỗ thì con cháu trong nhà phải họp gia đình, bàn bạc ngày tổ chức cũng như lên thực đơn, phân công việc, lên danh sách khách mời, họ hàng, làng xóm.
Những người được phân công đi chợ mua thực phẩm đầy đủ như trong thực đơn.
Mượn hoặc thuê xoong nồi, bát đũa trong trường hợp nhà không có đủ.
Dựng sẵn rạp và sắp xếp bàn ghế trước.
Tính toán số tiền, chi phí làm lễ cúng giỗ và góp tiền trên cơ sở tùy tâm, không chia đều.
Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?
Mâm cơm cúng giỗ là yếu tố rất quan trọng trong ngày cúng giỗ, mâm cơm cúng truyền thống thường sẽ có 2 món mặn, 2 món nhạt, 1 món canh và một đĩa xôi. Vào những ngày giỗ trước đây của ông bà ta thì thường sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng bao gồm một đĩa chả, một đĩa gà, một xào thập cẩm, một rau xào, một bát canh hầm xương, một đĩa xôi đậu xanh.
Thực đơn cho mâm cơm cúng không nhất thiết phải theo đúng tỷ lệ hoặc theo đúng khuôn khổ các món ăn như trên, có thể biến tấu và tùy theo khả năng của gia đình, tùy theo số lượng khách mời, an hem trong nhà để có thể lên thực đơn sao cho phù hợp nhất, không quá ít nhưng cũng không quá nhiều, tránh phung phí.
Trước khi mâm cỗ được đem lên cúng thì tuyệt đối không được nếm thử ngay cả khi trong quá trình nấu ăn. Ông bà ta quan niệm rằng không nên ăn trước các cụ, tổ tiên, ông bà. Tốt nhất là nên đợi cúng xong thì mới được ăn cho phải phép, tránh để ông bà, tổ tiên quở trách, phật ý.
Mâm cỗ sau khi đã chuẩn bị xong, sau đó chuẩn bị một hoặc ba mâm cỗ cúng sắp gọn gàng lên trên bàn thờ. Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả thì trưởng nam sẽ bước lên đứng trước chính giữa bàn thờ, thắp hương và vái lạy, đọc văn khấu cúng giỗ với ông bà, tổ tiên.
Ngày giỗ là ngày quan trọng trong gia đình và nó cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo để tránh tình trạng cập rập, diễn ra không suôn sẻ dẫn đến bất đồng giữa con cháu trong gia đình, điều này khiến cho ông bà tổ tiên quở trách, không hài lòng. Bài viết đã giải đáp thắc mắc Cúng giỗ trước 2 ngày có được không? Có nên không? Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã tìm ra được cho mình câu trả lời chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm: