Theo kinh nghiệm dân gian ta từ xa xưa, dâu được xem là thứ dược liệu huyền bí, bóng dáng cây dâu trong văn hóa tâm linh được truyền từ đời này qua đời khác. Gỗ cây dâu được tương truyền có phép trừ ma quỷ, dân gian vẫn truyền nhau nhiều câu chuyện về cây dâu, roi dâu dùng để trừ tà ma, khi có người chết không tìm thấy xác, thấy mộ…thì các thầy phù thủy lấy gáo dừa làm sọ, lấy cành dâu làm xương để an táng với mục đích làm cho tai qua, nạn khỏi, hồn phách có nơi trú ngụ, không bị vất vưởng. Vậy những điều trên có đúng hay không? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem gỗ dâu rừng là gỗ gì? loài gỗ quý giúp trừ tà, xua đuổi tà khí để giải đáp cho những điều kể trên nhé.
Cây dâu rừng là cây gì?
Dâu rừng có nguồn gốc sâu xa từ dâu tằm, mọc trong các cánh rừng nguyên sinh tự nhiên hàng trăm năm tuổi. Ở nước ta hiện nay cây dâu rừng mọc ở khắp nơi trên mọi miền từ Bắc đến Nam, trong nhiều khu rừng.
Dâu rừng là một loại thân gỗ từ nhỏ đến lớn, có thể cao từ 20-25 m, đường kính cây từ 2-3 m. Thân cành nhiều nhựa, không có gai, trên thân có nhiều mầm. Lá dâu có chiều dài trung bình tư 8-15 cm, có dạng răng cưa, mỏng, có nhiều đường gân chạy trên bề mặt lá, cành lá dâu thường rũ xuống, lá rụng hằng năm vào mùa đông. Rễ ăn sâu xuống đất, phân bố nhiều ở tầng đất và rộng theo tán cây. Hoa dâu có màu trắng xanh, quả khi chín có màu đỏ thẫm, có vị ngọt thanh, hơi chua.
Đặc biệt là dâu rất sai quả, có thể giúp thu hoạch hàng tấn dâu mỗi năn để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân. Thế nhưng dâu rừng ít khi được chú trọng để khai thác quả mà thay vào đó cây được dùng với mục đích chính là lấy gỗ.
Gỗ dâu rừng là gỗ gì?
Do đặc điểm thỗ nhưỡng của các khu rừng không giống nhau nên cũng tạo ra một số gỗ dâu khác biệt nhau như gỗ dâu rừng vàng hay dâu rừng đen… Gỗ dâu rừng được xếp vào nhóm VIII trong bảng xếp hạng các loại gỗ tại Việt Nam.
Thông thường khi nói đến dâu, rất nhiều người sẽ nhầm lẫn với cây dâu tằm, nhưng cây dâu tằm là loại cây có đường kính rất nhỏ, thân cây có màu trắng ngà, ít vân gỗ, xớ gỗ to, xốp, nhẹ, mềm. Lá của nó là thức ăn chính và ưa thích của loài tằm dâu, nên người ta gọi là cây dâu tằm để phân biệt với cây dâu rừng. Khác với dâu tằm, gỗ dâu rừng có tỷ trọng cao, màu vàng đậm, lõi gỗ dâu có màu đen, chất gỗ cứng, vân đẹp. Gỗ dâu có mùi hương riêng biệt, chạy dọc khắp các thớ gỗ.
Đặc biệt khi bạn để ý, các thớ gỗ dâu không liền mạch như các loại gỗ cẩm, gỗ trắc mà có sự xem kẻ 1 xớ đậm lại một xớ nhạt. Ngoài những đặc điểm đó thì đối với những người am hiểu sâu về gỗ dâu họ còn có cách nhận biết gỗ dâu dựa vào rễ cây. Thường những cây có tuổi thọ trung bình trên 800 năm thì bộ rễ sẽ chia làm 4 tầng: vàng, cà rốt pha xanh đen, vàng đậm, màu đen dính liền với tinh dầu và chất dinh dưỡng.
Tác dụng của gỗ dâu rừng
Gỗ dâu rừng có gí trị rất lớn không chỉ về mặt cung cấp gỗ quý mà còn có tác dụng tâm linh. Do đó, những sản phẩm làm từ gỗ dâu rừng rất được trân trọng. Mà đối với mỗi loại gỗ dâu lại có những tác dụng và ưu điểm riêng. Dưới đây là 2 tác dụng chính của gỗ dâu trong đời sống:
Trong sản xuất các đồ mỹ nghệ, nội thất
Vì gỗ dâu có nhiều ưu điểm tốt như thớ gỗ mịn, vân và lõi gỗ cực đẹp, chịu lực tốt, chống mọt nên thường được ứng dụng trong làm đồ nội thất gia đình như giường, tủ, bàn, ghế…ngoài ra gỗ dâu còn được dùng để điêu khắc, tạc tượng phật, tượng thế.
Gỗ dâu có tính chất cứng nên chỉ thích hợp làm đồ nội thất, còn riêng đối với bàn thờ thì không nên sử dụng gỗ dâu vì khó tạo hình nên bàn thờ nhìn sẽ không sang và đẹp, hơn nữa nó còn dễ gãy. Mà theo như ta đã biết thì khu vực linh thiêng, thờ cúng tuyệt đối không nên để điều này xảy ra, vì vậy bàn thờ gỗ dâu không được phổ biến như những chất liệu gỗ khác.
Trong tâm linh- phong thủy
Gỗ dâu ngày nay được giới chơi gỗ săn lùng và tìm kiếm rất nhiều bởi giá trị kinh tế và tính quý hiếm của nó. Không những có giá trị kinh tế cao mà gỗ dâu còn có giá trị tâm linh cao.
Theo các tín ngưỡng dân gian, gỗ cây dâu tương truyền có phép trừ ma quỷ nên các thầy pháp thường sử dụng cây roi bằng gỗ dâu trong các động tác phù chú hay khi đi đâu xa hoặc đi vào đêm khuya người ta thường mang theo bên mình một cành dâu để tránh những điều không tốt và ngày nay người ta thường vòng dâu để đeo cho các trẻ sơ sinh chống tà ma, tránh vía nặng từ ngày xưa…
Đời sống tâm linh của người phương Đông là muôn vàng tín ngưỡng hay và linh thiêng mà ít ai lí giải được. Những sản phẩm được làm từ loại gỗ này thường có giá trị thẫm mỹ cao, đặc biệt là vòng được làm bằng gỗ dâu là một trong những loại trang sức được nhiều người Việt tin rằng có tác dụng xua đuổi tà ma và mang đến những điều tốt đẹp cho người đeo nó. Cũng chính vì vậy mà gỗ dâu tằm được làm vòng tay cho bé đeo và sử dụng khá phổ biến.
Đặc biệt với trẻ sơ sinh thường quẫy nhiều, khóc chướng về đêm hay biếng ăn, do đó người mẹ thường rất vất vả trong việc chăm sóc bé. Và để cải thiện tình trạng này, nhiều người đã sử dụng đeo vòng dâu cho bé nhằm kích thích được dương khí, ngăn chặn các vong tà can nhiễu – từ đó mà bé tránh được tác động xấu- và mẹ cũng có những giấc ngủ ngon để nhanh hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên các vòng này phải được làm từ gỗ dâu tự nhiên 100%, không được pha lẫn với bất kì loại gỗ nào khác.
Như vậy, có thể thấy trong đời sống văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay, cây dâu đã có một vị thế hết sức đặc biệt, nó đã đi vào tâm hồn người Việt nhiều thời đại, gắn bó chặt chẽ với sinh mệnh của nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp xã hội qua sinh hoạt hằng ngày, qua phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng. Hi vọng qua bài viết gỗ dâu là gỗ gì? loại gỗ giúp trừ tà, xua đuổi tà khí đã có thể giúp các bạn hiểu thêm về một loại gỗ quý và có giá trị cao cả về kinh tế và tâm linh của nước ta.